Văn hoá Hoa_hiên

Đây là loài hoa biểu trưng cho người mẹ trong truyền thống của Trung Quốc, thời cổ người mẹ được gọi là "huyên đường", còn người cha là "Xuân đình" (椿庭).

Vào thời nhà Hán có chép lại về việc trồng loài cây này, lấy tên là huyên thảo (萱草). Hoa hiên tượng trưng cho tình cảm con dành cho mẹ, thơ viết: "Ai nói lòng tấc cỏ, báo được ơn ba xuân" (Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy) để chỉ hoa huyên, được coi là một loài hoa của mẹ trong quan niệm của người Trung Quốc, như hoa cẩm chướng tượng trưng ở châu Âu và Mỹ.

Nhà thơ Tô Đông Pha có bài thơ về nỗi nhọc lòng (lao tâm) của người mẹ:

Huyên thảo vị vi hoa;
Cô tú năng tự bát;
Đình đình loạn diệp trung;
Nhất nhất lao tâm sáp;

Ngoài ra còn có Kê Khang (嵇康) thời Tam quốc viết về Dưỡng sinh luận:"Hợp hoan quyên phẫn, huyên thảo vô ưu, ngu tri sở cộng trí giả." Do đó loài cây này có tên gọi khác là "vong ưu thảo" (cỏ làm quên nỗi sầu).

Trong thành ngữ "xuân huyên tịnh mậu" thì "xuân" và "huyên" chỉ cây hương xuân và huyên thảo (hoa hiên) tương trưng cho cha và mẹ. Đại ý biểu thị hương xuân là mong cho cha được trường thọ.

Sách Tiêu dao du của Trang Tử có câu: "Thượng cổ hữu đại xuân giã, thiên tuế vi xuân, bát thiên tuế vi thu" nghĩa là Đời thượng cổ có giống cây Đại Xuân, lấy 8000 năm làm mùa xuân, 8000 năm làm mùa thu. Người đời sau nhân đó gọi cha là Xuân Đường có ý mong cha được tuổi thọ.

Trong điển cố Kinh Thi: "Yên đắc huyên thảo ngôn thụ chi bối" (焉得萱草言樹背) nghĩa là "Ước gì được hoa hiên mà trồng ở thềm sau nhà (chỗ mẹ ở)". Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa là chái nhà phía sau gọi là "bắc đường". Nơi ở của người mẹ ở thường trồng hoa hiên (huyên thảo) nên mẹ còn được gọi là “huyên đường".

Thời xưa người Trung Hoa xây nhà theo lối kiến trúc phương đàn 4 gian hình vuông ở giữa là sân rộng, sau cổng là bình phong lớn trừ tà ma. Bốn gian lần lượt gọi là Nam Đường, Bắc Đường, Đông Đường, Tây Đường, từng cặp đối sóng gọi là "Song đường". Đông đường là hướng mặt trời lên vì thế thường là phòng ở của người nam trong gia đình (là cha, con trai), Xuân Đường nghĩa là nơi của cha, Tây Đường là nơi thờ cúng tổ tiên và hội họp gia đình, Nam Đường dành cho nô bộc và quản gia trong nhà, còn gian nhà Bắc Đường thì dành cho phụ nữ, trẻ em. Do đó, thành ngữ có nghĩa chúc cha mẹ đều mạnh khoẻ, an khang.

Nam ca sĩ Châu Hoa Kiện đã từng hát: "Vong ưu thảo, vong liễu tựu hiếu".

Tại Đài Đông, Đài Loan trong lĩnh vực nôngg nghiệp cải tiến có nhiều giống cây hoa hiên được trồng làm cảnh và ăn được tại vùng nông nghiệp cải tiến ở Hoa Liên.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoa_hiên http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/taxon.pl... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://taibnet.sinica.edu.tw/chi/taibnet_species_d... https://www.homestead.org/food/edible-landscaping-... https://pfaf.org/user/plant.aspx?LatinName=Hemeroc... https://commons.wikimedia.org/wiki/Hemerocallis_fu... https://species.wikimedia.org/wiki/Hemerocallis_fu... https://kmweb.coa.gov.tw/subject/ct.asp?xItem=7236... https://kmweb.coa.gov.tw/subject/lp.asp?ctNode=399... https://www.ttdares.gov.tw/theme_list.php?theme=qu...